1. HEPA Air Filter

Nguyên lý hoạt động

High Efficiency Particulate Air, hay HEPA vẫn được cho là màng lọc có hiệu suất lọc cao nhất. Thông thường HEPA được làm từ sợi thủy tinh, hiệu suất lọc của HEPA lên đến 99.97% và có thể lọc được các hạt bụi kích cỡ nhỏ đến 0.3µm. HEPA được phát triển lần đầu vào thế chiến thứ 2 để loại bỏ ô nhiễm phóng xạ sinh ra trong quá trình sản xuất bom nguyên tử. Ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều nền công nghiệp phát triển nơi đòi hỏi chất lượng cao về không khí.

Điểm mạnh:

  • Loại bỏ bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc, một số vi khuẩn và các chất gây dị ứng phổ biến.
  • Các chất ô nhiễm khi bị giữ lại ở màng lọc sẽ không bị phát lại ra môi trường.
  • Không sinh ra ozone hay sản phẩm phụ có hại.

Điểm yếu

  • Không lọc được mùi, khí gas, nước hoa, VOCs, khói thuốc, bụi siêu mịn, vi rút, vi khuẩn (có kích thước < 0.01µm.
  • HEPA lọc thụ động. Nó đòi hỏi phải có quạt để thổi khí chưa lọc qua và giữ lại bụi ở đó.
  • Vi khuẩn, vi rút khi bị giữ lại ở màng lọc sẽ sinh sản và tái tạo ra môi trường.
  • Khi màng lọc đã bão hòa bụi, bộ lọc mất khả năng lọc và phải thay mới.

2. Activated Carbon Air Filter

Nguyên lý hoạt động

Than hoạt tính có nguồn hốc từ than gáo dừa, gỗ hay than đá, có thể chứa hàng triệu lỗ trống giữa các nguyên tử do đó có thể lọc được nước hoa, khí gas và mùi. Do diện tích bề mặt lớn của hạt carbon, bộ lọc sử dụng than hoạt tính rất hiệu quả để lọc khí gas mà đã không được lọc bởi các công nghệ lọc khác.

Điểm mạnh:

  • Khả năng hấp thụ cao khiến nó trở nên rất hiệu quả khi lọc nước hoa, khí gas, khói thuốc và mùi.
  • Không tái phát ô nhiễm ra môi trường.
  • Không giải phóng ozone hay sản phẩm phụ có hại.

Điểm yếu:

  • Không hiệu quả trong việc loại bỏ bụi và chất gây dị ứng.
  • Không hiệu quả trong việc giữ lại vi khuẩn, vi rút.
  • Giống như HEPA, lọc bằng than hoạt tính của là dạng thụ động và cần quạt để thổi khí qua sau đó giữ lại chất gây ô nhiễm.
  • Khi các lỗ trống đã đầy các chất ô nhiễm, bộ lọc mất khả năng lọc bụi và phải thay mới.

3. Air Ionizer

Nguyên lý hoạt động

Bộ phát ion tạo ra ion âm làm thay đổi cực tính của các hạt lơ lửng trong không khí, làm cho chúng bị hút lại với nhau. Khi hạt bụi trở nên nặng hơn, chúng bị rơi xuống mặt đất hay trên tường thay vì ở lại lơ lửng trong không khí, do đó loại bỏ chất ô nhiễm cho hơi thở trong lành của con người. Các chất ô nhiễm sau khi bị nhiễm điện sau đó còn có thể bị giữ lại bởi đĩa mang điện trái dấu.

Điểm mạnh:

  • Loại bỏ bụi trong không khí, bao gồm cả bụi rất nhỏ như loại siêu mịn (0.01µm).
  • Làm trung hòa nước hoa hóa học, khói thuốc, ức chế vi rút, vi khuẩn.
  • Hoạt động theo cơ chế chủ động. Bộ phát tạo ra ion, chúng có thể di chuyển trong căn phòng, chủ động loại bỏ bụi bẩn trong căn phòng.

Điểm yếu:

  • Không có tác dụng lọc mùi.
  • Không thể diệt vi rút.
  • Không loại bỏ được các hóa chất.
  • Không thể loại bỏ 100% bụi trong không khí.
  • Cần kiểm soát việc sinh ra ozone và các sản phẩm phụ.

4. Đèn tia cực tím (UV)

Nguyên lý hoạt động

Đèn tia cực tím có thể diệt vi rút, vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả. Bức xạ tia UV được khuyến nghị bởi Centers of Disease Control để ngăn ngừa bệnh tật gây ra bởi vi rút, vi khuẩn trong không khí.

Điểm mạnh:

  • Có thể phá hủy các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc.
  • Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
  • Không tạo ozone và sản phẩm phụ có hại.

Điểm yếu:

  • Không có tác dụng lọc các hạt bao gồm bụi, phấn hoa, chất gây dị ứng.
  • Không thể loại bỏ hóa chất nước hoa, khí gas, khói thuốc.
  • Không loại bỏ được mùi, trừ khi được thiết kế để tạo ozone.

5. Ozone 

Nguyên lý hoạt động:

Ozone là chất ô xy hóa hoạt tính rất mạnh có thể phá hủy phần lớn vi khuẩn, hóa chất bao gồm vi khuẩn gây mụi, các tác nhân hóa học. Ozone hiệu quả cao với các mùi mạnh nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp đối với một số hoàn cảnh nhất định. Trong các trường hợp đó, tốt nhất là tắt khi không có nhu cầu.

Điểm mạnh:

  • Hiệu quả cao với mùi, bao gồm khói thuốc lá.
  • Giúp loại bỏ một số hóa chất và vi khuẩn.

Điểm yếu:

  • Ozone tự bản thân nó đã là chất gây dị ứng, kích thích cho mắt, mũi và cổ họng khi có mặt trong không khí với hàm lượng đủ lớn.
  • Mùi ozone có thể gây khó chịu đối với một số người.
  • Không có tác dụng lọc đối với hạt rắn như các chất gây dị ứng.
  • Không trung hòa được hầu hết các hóa chất.